“Lai lịch” các công ty thiết bị y tế tai tiếng “thổi giá” máy xét nghiệm COVID-19

Cùng thời điểm cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét và lệnh bắt bị can để tạm giam 7 người liên quan đến vụ việc CDC Hà Nội nâng khống giá trị gói thầu mua sắm hệ thống Realtime PCR tự động xét nghiệm COVID-19 lên 7 tỷ trong khi giá nhập khẩu chỉ 2,3 tỷ, các cơ quan báo chí và dư luận cũng nêu việc nhiều công ty thiết bị y tế “thổi giá” máy xét nghiệm COVID-19 ở các tỉnh thành và CDC trong nước.

Tuy nhiên, ghi nhận của PV Kiến Thức cho thấy máy xét nghiệm COVID-19 đang bị “loạn giá” giữa các công ty thiết bị y tế với các tỉnh.

Cụ thể, Quảng Nam mua hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động của công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư Giải Pháp Việt (trụ sở Hà Nội), văn phòng đóng tại phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.

Đây là loại máy tương tự CDC Hà Nội đã mua. Đáng nói khi so sánh với con số 7 tỷ đồng mà CDC Hà Nội đã bỏ ra thì giá mà Quảng Nam trả cho máy xét nghiệm COVID-19 lên tới 7,2 tỷ đồng.

Tại Quảng Ninh, thương vụ mua bán hệ thống Realtime PCR tự động xét nghiệm COVID-19 được thực hiện bởi liên danh nhà thầu Công ty CP đầu tư và xuất nhập khẩu y tế Việt - Công ty CP thiết bị y tế Ánh Sao và Sở Y tế Quảng Ninh, với giá trên 8,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi CDC Hà Nội bị vạch trần, giá bán máy bỗng giảm còn 5,2 tỷ.

Mặc dù mới đây, Sở Y tế Quảng Ninh lên tiếng cho hay, quy trình mua thiết bị được thực hiện công khai, minh bạch, với giá cạnh tranh, đúng quy định pháp luật. Đồng thời cho biết, hiện phía tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa thanh quyết toán tiền mua máy xét nghiệm Realtime PCR tự động với nhà cung cấp và phía nhà cung cấp khẳng định sẽ không lấy lãi so với giá của nhà nhập khẩu thiết bị này.

Tuy vậy, việc Sở Y tế Quảng Ninh đã ký hợp đồng với liên danh nhà thầu Công ty CP đầu tư và xuất nhập khẩu y tế Việt - Công ty CP thiết bị y tế Ánh Sao với mức giá 8,4 tỷ đồng nay giảm xuống 5,2 tỷ đồng và việc chuyển tiền tạm ứng cho doanh nghiệp và doanh nghiệp hoàn lại tiền tạm ứng vẫn khiến dư luận hoài nghi về sự khuất tất.

Tiếp đó, là CDC Bắc Ninh qua hình thức đấu thầu đã mua hệ thống Realtime PCR tự động (xuất xứ từ Thụy Sỹ do hãng Roche sản xuất) từ năm 2019 với giá hơn 5,9 tỷ đồng của công ty TNHH thiết bị y tế và khoa học Tâm Việt (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Hệ thống Realtime PCR tự động được CDC Bắc Ninh mua có giá hơn 5,9 tỷ đồng gồm một máy tách chiết DNA/RNA tự động kèm đầy đủ phụ kiện tiêu chuẩn; một máy Realtime PCR tự động kèm đầy đủ phụ kiện tiêu chuẩn; máy tính nguyên bộ và phần mềm chuyên dụng kèm theo (1 bộ); một máy in phun màu; bộ lưu điện UPS online; bộ hóa chất và vật tư tiêu hao thử nghiệm ban đầu.

Nếu so với mức giá nhập khẩu 2,3 tỷ đồng mà mới đây C03 (Bộ Công an) công bố trong vụ CDC Hà Nội thì giá máy Realtime PCR mà CDC Bắc Ninh mua vẫn gấp hơn hai lần.

Với mức giá 5,9 tỷ đồng, công ty TNHH thiết bị y tế và khoa học Tâm Việt cũng trúng thầu và bán thiết bị xét nghiệm Realtime PCR tự động, máy tách chiết ADN tự động và thiết bị kèm theo cho Ninh Bình.

Thái Bình mua của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Tài Lộc với giá 6,4 tỷ đồng thông qua hình thức chỉ định thầu, sau giảm còn hơn 5,8 tỷ đồng.

Trả lời báo chí, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Thái Bình cho biết, hệ thống máy xét nghiệm COVID-19 của Thái Bình là hệ thống máy Cobas 4800, máy hiện đại nhất hiện nay. Hệ thống này có thể xét nghiệm được tất cả các loại virus. Bên cạnh đó, đơn vị cung cấp còn tặng Thái Bình 1.300 bộ test Việt Á (trị giá khoảng 600 triệu đồng) và gói bảo hành 5 năm.

CDC Hà Nội, mua máy của Công ty Thiết bị y tế Phương Đông 7 tỷ đồng.

Tại Hải Phòng, trên mạng xã hội có thông tin cho rằng thành phố Hải Phòng mua máy Realtime PCR để xét nghiệm bệnh COVID -19 với giá gần 10 tỷ của công ty Thiết bị y tế Phương Đông. Tuy nhiên, bác bỏ thông tin này, đại diện Sở Y tế TP Hải Phòng khẳng định: Sở Y tế Hải Phòng chưa mua máy xét nghiệm Realtime PCR, chiếc Máy xét nghiệm Realtime PCR mà Trung tâm Y tế dự phòng thành phố đang sử dụng hiện tại đang đi “mượn” của Phương Đông.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Sửu, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Lào Cai cho biết, Lào Cai cũng cho biết, tiếp nhận theo hình thức "cho mượn" máy Realtime PCR từ phía Công ty Tâm Việt và doanh nghiệp An Việt.

Liên quan đến vấn đề trên, một ngày trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo về việc xử lý vi phạm trong sử dụng kinh phí phòng, chống dịch COVID-19.

Xét đề nghị của Bộ Công an về tình hình vi phạm trong việc sử dụng kinh phí chống dịch COVID-19 tại một số địa phương, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, chấn chỉnh, thẩm định lại và thanh tra việc thực hiện các gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, thuốc chữa bệnh… phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh, nhất là các gói thầu mua sắm hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa, máy thở, khẩu trang y tế, hóa chất vật tư tiêu hao. Nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển hồ sơ, tài liệu cho cơ quan điều tra để điều tra làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dịch vụ in giấy khen, bằng khen, giấy chứng nhận khen thưởng năm 2018 - Vietbook

Ứng dụng của dây đeo thẻ, in dây đeo thẻ số lượng ít tại Hà Nội

Socials Of Website Quatangvietbook.com