Công ty mẹ Vinachem báo lỗ hơn 1.170 tỷ, vay ngân hàng quá hạn thanh toán

Công ty mẹ lỗ 1.170 tỷ năm 2019

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) vừa công bố báo cáo tài chính riêng lẻ năm 2019 với doanh thu thuần vỏn vẹn hơn 3 tỷ đồng, giảm nhẹ so con số 4 tỷ của năm 2018.

Tuy nhiên, giá vốn cũng đã chiếm tới 3 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp vỏn vẹn còn 137 triệu đồng, khả quan hơn mức lỗ 888 triệu của năm 2019.

Mặc dù năm qua, Vinachem ghi nhận tới 974 tỷ đồng doanh thu tài chính, giảm 15,5% so với năm trước.

Ngược lại chi phí tài chính lại tăng vọt gấp đôi lên 634 tỷ đồng; cộng với chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng gấp đôi lên 1.469 tỷ đồng.

Do đó, Vinachem báo lỗ thuần 1.130 tỷ đồng, trong khi năm 2019 vẫn có lãi gần 191 tỷ đồng.

Cộng thêm khoản lỗ từ hoạt động khác 40,5 tỷ đồng khiến Vinachem ngậm ngùi báo lỗ ròng năm 2019 tới 1.170,6 tỷ đồng, trong khi năm 2018 có lãi 198 tỷ đồng. Tuy nhiên tại báo cáo tài chính hợp nhất, Vinachem chỉ lỗ ròng gần 89 tỷ đồng, giảm so mức lỗ 126 tỷ đồng của năm 2018.

Chính con số này kéo lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Vinachem tại thời điểm cuối kỳ xuống mức âm 1.845 tỷ đồng.

Dự phòng khó đòi đột biến, vay ngân hàng đã quá hạn thanh toán

Tại thời điểm cuối năm 2019, nợ phải trả của Vinachem giảm nhẹ 3,5% về mức 6.608 tỷ đồng, trong đó vay nợ tài chính ngắn và dài hạn vẫn ở mức cao chiếm lần lượt là 1.967 tỷ đồng và 3.237 tỷ đồng.

Đáng chú ý, các khoản phải thu ngắn hạn của Vinachem tăng thêm 709 tỷ đồng lên 7.679 tỷ đồng, trong đó phải trích lập dự phòng khó đòi đột biến tới 2.232 tỷ đồng.

Tại báo cáo này, đơn vị kiểm toán nhấn mạnh, một số khoản vay ngân hàng của Vinachem đã quá hạn thanh toán.

Trong đó, số dư nợ gốc quá hạn là 819 tỷ đồng và lãi quá hạn, lãi phạt chậm nộp tương ứng 474 tỷ đồng. Các khoản vay này Vinachem cho Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình vay lại nhưng không trả nợ vay được.

Tài sản đảm bảo cho khoản vay là nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám công suất 1.760 tấn ure/ngày đã tạm bàn giao cho Đạm Ninh Bình quản lý, vận hành từ năm 2012 nhưng chưa được duyệt quyết toán dự án hoàn thành.

Ghi nhận hơn 12 triệu USD nợ tiềm tàng

Tại báo cáo này, Vinachem ghi nhận khoản nợ tiềm tàng. Cụ thể, theo đơn kiện bổ sung của CTCP Thiết kế Công nghiệp Hoá chất tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) thì tổng giá trị nhà thầu đã thực hiện tương ứng là hơn 22 triệu USD.

Giá trị được chủ đầu tư thanh toán là 10 triệu USD. Giá trị còn thiếu và đòi bồi thường mà công ty này khởi kiện là hơn 12,48 triệu USD. Theo xác nhận của Trung tâm Trọng tài Quốc tế thì công ty này đòi Vinachem thanh toán số tiền trên.

Ngày 9/1/2019, Toà án Nhân dân TP Hà Nội đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dừng thanh toán bảo lãnh tạm ứng đối với số tiền 8,4 triệu USD theo tư bảo lãnh tiền tạm ứng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho Vinachem để chờ phán quyết của VIAC.

Ngày 11/1/2019, Vinachem gửi đơn khiếu nại Toà án Nhân dân Tp Hà Nội nhưng không được chấp nhận.

Ngoài ra, ngày 20/2/2019, Toà án Nhân dân TP HCM cũng phong toả hơn 12 triệu cổ phần CTCP Phân bón Bình Điền do Vinachem sở hữu, phong toả hơn 13 triệu USD của Vinachem tại BIDV.

Tiếp đó, ngày 4/4/2019, phong toả 24 triệu cp Phân bón Phong Điền, 10 triệu cổ phiếu CTCP Bột giặt Lix của Vinachem, 18 triệu cp CTCP Pin Ắc Quy Miền Nam và 7,5 triệu cp CTCP Hoá chất Việt Trì đều thuộc sở hữu của Vinachem.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dịch vụ in giấy khen, bằng khen, giấy chứng nhận khen thưởng năm 2018 - Vietbook

Socials Of Website Quatangvietbook.com

Ứng dụng của dây đeo thẻ, in dây đeo thẻ số lượng ít tại Hà Nội